Thức khuya đã trở thành một thói quen phổ biến trong giới trẻ ngày nay. Có rất nhiều lý do để dẫn đến hiện trạng này. Mọi người đều biết thức khuya không hề tốt cho sức khỏe. Nhưng liệu thức khuya có chết sớm không? Cùng Pillcot giải đáp thắc mắc này nhé.
Thức khuya ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Tình trạng thức khuya hiện nay đang ở mức báo động. Nhiều người dường như vẫn còn xem nhẹ sự “đáng sợ” mà thói quen thức khuya có thể gây ra. Thói quen thức khuya sẽ tàn phá con người của bạn, từ sức khỏe thể chất đến sức khỏe tinh thần.
1. Thức khuya gây mệt mỏi và suy nhược cơ thể
Việc thức khuya sẽ gây ra tác động trực tiếp đến sức khỏe thể chất. Thiếu ngủ thường xuyên dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Khi cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi kéo dài. Bạn sẽ cảm thấy uể oải, mệt mỏi và thiếu sức sống. Nó khiến bạn không thể tập trung làm việc hay học tập.
2. Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch tăng cao
Thiếu ngủ sẽ dẫn đến việc tăng huyết áp, gây rối loạn nhịp tim. Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như đột quỵ, đau tim,… Nếu việc thức khuya thường xuyên tiếp diễn, lâu dần sẽ có thể tử vong do các bệnh tim.
3. Gây rối loạn chuyển hóa
Thức khuya sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể, làm tăng nguy cơ bị các bệnh tiểu đường và béo phì.
Việc thức khuya và thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến đường huyết, dẫn đến kháng insulin. Glucose không vào được tế bào, gây tăng đường huyết và nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.
Theo “Annals of Internal Medicine” cho biết rằng chỉ thiếu ngủ 4 ngày đã giảm độ nhạy insulin 30%, làm tăng nguy cơ phát triển tiểu đường.
Thiếu ngủ có thể làm gián đoạn quá trình chuyển hóa, từ đó làm khả năng tích lũy mỡ trong cơ thể tăng lên. Nghiên cứu của Đại học Chicago đã phát hiện rằng, những người mà ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm có khả năng tăng cân cao hơn do rối loạn chuyển hóa glucose và insulin, khiến cơ thể dễ dàng lưu trữ chất béo hơn.
4. Gây ảnh hưởng đến làn da
Việc thức khuya thường xuyên sẽ khiến cho da nhanh bị lão hóa. Thức khuya sẽ làm giảm sản sinh Collagen. Dẫn đến việc làn da xuất hiện nhiều nếp nhăn sớm, da bị chảy xệ, có quầng thâm mắt.
Bên cạnh đó việc thức khuya cũng làm mất cân bằng hormone, gây nổi mụn và da trở nên xỉn màu.
5. Sức khỏe tinh thần
Thường xuyên thức khuya khiến cho tâm trạng trở nên thất thường, dễ cáu gắt, lo âu và trầm cảm. Ngoài ra, thức khuya cũng sẽ làm suy giảm trí nhớ và khả năng tư duy logic.
Những điều này ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc và chất lượng cuộc sống.
6. Hệ miễn dịch suy giảm
Việc thức khuya tiếp diễn thường xuyên sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, giảm khả năng đề kháng của cơ thể. Việc này khiến cơ thể dễ bị các loại vi khuẩn và virus tấn công hơn.
Người thường xuyên thiếu ngủ sẽ dễ mắc bệnh cúm, cảm lạnh và các bệnh truyền nhiễm khác và sẽ khó hồi phục hơn sau bệnh so với người ngủ đủ giấc.
Thức khuya có chết sớm không?
Việc thức khuya thường xuyên có thể dẫn đến nguy cơ chết sớm do những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nêu trên. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên thức khuya có nguy cơ tử vong sớm cao hơn đáng kể so với những người ngủ đủ giấc.
1. Các nghiên cứu khoa học về việc thiếu ngủ.
Nghiên cứu Framingham Heart Study đã theo dõi sức khỏe của hàng nghìn người trong nhiều thập kỷ và phát hiện ra rằng những người ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn đáng kể so với những người ngủ đủ 7-8 giờ.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy mối liên hệ giữa thiếu ngủ và tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Thiếu ngủ có thể làm tích tụ các protein độc hại trong não, gây tổn thương tế bào thần kinh.
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy thiếu ngủ liên quan đến nguy cơ cao hơn của ung thư vú và đại trực tràng. Cụ thể, phụ nữ ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm dễ mắc ung thư vú hơn. Nghiên cứu tại Trường Y Harvard phát hiện rằng, việc ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.
2. Thức khuya có phải là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ chết sớm không?
Việc thức khuya tiếp diễn thường xuyên. Cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, luôn rơi vào trạng thái mất ngủ. Điều này sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái kiệt sức. Cơ thể cũng sẽ dễ bị mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường, ung thư.
3. Thời gian ngủ nào là tốt cho sức khỏe nhất?
Nhiều chuyên gia cho rằng, giấc ngủ lý tưởng nên bắt đầu từ trước 11 giờ tối. Giờ ngủ tốt nhất để đảm bảo sức khỏe bao gồm:
- 9h tối: Đây được xem là thời gian lý tưởng cho người cần phục hồi sức khỏe hoặc có lối sống lành mạnh.
- 10h tối: Thời gian tốt để cơ thể nghỉ ngơi và chuẩn bị cho một ngày làm việc hiệu quả.
- 11h tối: Tuy có hơi muộn, nhưng vẫn là khoảng thời gian hợp lý để đảm bảo giấc ngủ sâu và đủ giấc.
- 12h đêm: Ngủ muộn hơn nửa đêm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe lâu dài.
Làm sao để giảm thiểu tác hại của việc thức khuya?
1. Thay đổi thói quen sinh hoạt
Việc thay đổi thói quen sinh hoạt chính là chìa khóa để giảm thiểu tác hại của việc thức khuya. Các bạn “cú đêm” nên thay đổi giờ giấc sinh hoạt, thay vì đi ngủ 1 hay 2 giờ sáng và tỉnh dậy vào trưa hôm sau, thì các bạn nên đi ngủ sớm và thức dậy vào sáng sớm.
Chỉ cần bạn đi ngủ sớm hơn, sau một khoảng thời gian, bạn sẽ cảm nhận được cơ thể của bạn sẽ khỏe mạnh lên một cách rõ rệt.
2. Chăm sóc sức khỏe toàn diện
Bên cạnh việc thay đổi giờ giấc sinh hoạt, bạn cũng nên có một chế độ ăn uống lành mạnh. Bổ sung Vitamin và khoáng chất đầy đủ cho cơ thể để giúp cơ thể có thể hồi phục một cách nhanh chóng. Và đừng quên rằng hãy uống đủ nước và hạn chế uống cà phê và rượu bia vào buổi tối.
3. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và giảm căng thẳng. Các bài tập như yoga, đi bộ, chạy bộ hoặc thiền có thể giúp cơ thể thư giãn và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn và có một giấc ngủ ngon hơn.
4. Thư giãn trước khi đi ngủ
Để có một giấc ngủ ngon. Trước khi ngủ bạn có thể tắm với nước ấm, đọc một cuốn sách hay nghe một vài bài nhạc để giúp cơ thể thư giãn thoải mái.
Kết luận
Việc thức khuya nếu như tiếp diễn liên tục sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, từ thể chất đến tinh thần, hệ miễn dịch. Và tệ hơn hết là tử vong. Vì vậy bạn nên sớm nhận ra được những tác hại tiêu cực của việc thức khuya. Ý thức trong việc thay đổi thói quen sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe toàn diện và tập thể dục thường xuyên. Điều này sẽ giúp giảm thiểu những tác hại này.
Như vậy, bài viết trên đã giải đáp câu hỏi thức khuya có chết sớm không. Sức khỏe vô cùng quan trọng trong cuộc sống vậy nên hãy duy trì thói quen tốt. Cùng Pillcot tạo một lối sống lành mạnh nhé.