Việc nhắm mắt nhưng không ngủ được, trằn trọc suốt đêm là tình trạng thường gặp và có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đôi khi, đó là do tác động từ môi trường xung quanh, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn. Mỗi nguyên nhân đều có cách khắc phục khác nhau.Vì vậy, trong bài viết này, hãy cùng Pillcot chỉ ra những chi tiết chính xác về tình trạng mất ngủ này cũng như các giải pháp để cải thiện giấc ngủ 1 cách hiệu quả.
Dấu hiệu nhận biết chứng khó ngủ
Giấc ngủ cũng không kém phần quan trọng giống như bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Ngủ chính là giúp chúng ta nghỉ ngơi sau 1 ngày làm việc mệt mỏi. Khoảng thời gian cho các cơ quan trên cơ thể nghỉ ngơi. Nếu chúng ta bị mất ngủ thì đồng nghĩa với việc các bộ phận trên cơ thể không được nghỉ gây ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể. Vì vậy nếu bạn có các dấu hiệu sau đây thì bạn nên điều chỉnh ngay nhé.
Khó vào giấc ngủ: Dù đi làm hay đi học về mệt mỏi nhưng bạn vẫn phải mất nhiều thời gian để có thể chìm vào giấc ngủ.
Tỉnh giấc nhiều lần trong đêm không có lý do rõ ràng và khó quay trở lại giấc ngủ.
Thức dậy sớm: Dù rất muốn ngủ thêm, bạn vẫn thức dậy quá sớm dù ngủ chưa đủ giấc và khó để thể ngủ lại.
Giấc ngủ không đạt chất lượng bạn cảm thấy mơ màng, giật mình tỉnh dậy.
Ban ngày mệt mỏi lo âu và hay cảm thấy stress.
Hay cảm thấy đau đầu, chóng mặt, cảm giác mệt mỏi kéo dài.
Nguyên nhân nhắm mắt nhưng không ngủ được
Mắc các bệnh lý điển hình
- Rối loạn lo âu và trầm cảm: Tình trạng này thường đi kèm với sự lo lắng, căng thẳng kéo dài. Khiến người bệnh khó có được giấc ngủ trọn vẹn. Suy nghĩ quá nhiều trước khi ngủ dẫn đến trằn trọc và không thể ngủ sâu.
- Các bệnh như đau nhức xương khớp, viêm khớp, bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc hen suyễn đều có thể gây ra sự khó chịu vào ban đêm, làm gián đoạn giấc ngủ.
- Các vấn đề về hormone như cường giáp, mãn kinh, hoặc hội chứng buồng trứng đa nang ở phụ nữ cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Tình trạng ngưng thở khi ngủ: Đây là tình trạng hơi thở bị ngắt quãng trong khi ngủ, khiến người bệnh tỉnh giấc nhiều lần trong đêm và không có giấc ngủ sâu.
Rối loạn giấc ngủ
- Đồng hồ sinh học bị rối loạn khiến bạn buồn ngủ vào ban ngày và mất ngủ vào ban đêm.
Tuổi tác ảnh hưởng đến giấc ngủ
- Người cao tuổi, đặc biệt từ 60 tuổi trở lên. Nhu cầu giấc ngủ thường giảm xuống còn khoảng 6-7 giờ mỗi đêm. Tuy nhiên, giấc ngủ trở nên ngắn hơn, ít sâu hơn và dễ bị gián đoạn hơn. Nguyên nhân là do sự suy giảm các hormone liên quan đến giấc ngủ, như melatonin và cortisol.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt
- Sử dụng chất kích thích trước khi ngủ: Tiêu thụ cà phê, trà, thuốc lá hoặc các thức uống có cồn trước khi đi ngủ có thể làm tăng sự tỉnh táo và khó ngủ.
- Ban ngày ngủ quá nhiều khiến cho buổi tối khó vào giấc ngủ.
- Ăn uống không điều độ: Ăn quá no hoặc ăn quá ít trước khi ngủ cũng có thể gây khó chịu cho dạ dày, dẫn đến khó ngủ.
- Việc sử dụng điện thoại, máy tính, hoặc xem TV trước khi đi ngủ sẽ kích thích não bộ. Ánh sáng xanh cũng sẽ gây nguy hại cho mắt và gây khó khăn trong việc vào giấc ngủ.
- Lười vận động khiến cho cơ thể mệt mỏi cũng ảnh hưởng phần nào đến giấc ngủ.
Môi trường ngủ không thoải mái
- Ánh sáng mạnh hoặc tiếng ồn từ bên ngoài có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Đặc biệt là những người dễ nhạy cảm với môi trường xung quanh.
- Không gian phòng ngủ bí bách, không thông thoáng.
- Nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ phòng lý tưởng cho giấc ngủ thường là từ 20 – 24°C.
- Sử dụng chăn gối, nệm cũ, chất lượng kém hoặc không phù hợp với cơ thể sẽ gây ra cảm giác không thoải mái. Việc này dẫn đến tình trạng trằn trọc, khó ngủ.
Tác hại của việc nhắm mắt nhưng không ngủ được
- Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất.
- Gây ra tình trạng tăng cân.
- Da xanh xao nhợt nhạt thiếu sức sống, nổi mụn, da dễ bị lão hóa nhanh chóng và xuất hiện quầng thâm mắt.
- Suy giảm hệ miễn dịch.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.
- Gây ra suy giảm trí nhớ và mất tập trung vào ban ngày.
- Có thể gây ra bệnh trầm cảm lo âu và mệt mỏi uể oải.
- Dễ nóng nảy cáu gắt.
Giải pháp khắc phục tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được
- Thay đổi thói quen sinh hoạt.
- Bạn nên tạo cho mình 1 đồng hồ sinh học phù hợp đều đặn mỗi ngày. Tránh tình trạng rối loạn đồng hồ sinh học gây khó ngủ.
- Tránh dùng điện thoại và các thiết bị điện tử trước khi ngủ vì ánh sáng xanh trên thiết bị sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ.
- Không sử dụng các chất kích thích như trà hay cà phê.
- Không nên ăn quá no cho buổi tối. Để tránh tình trạng đầy hơi hay khó tiêu ảnh hưởng tới giấc ngủ.
- Tập thể dục và yoga.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng từ đó nâng cao chất lượng giấc ngủ.
- Trước khi đi ngủ nên tập các bài tập đơn giản để tạo ra chất lượng ngủ tốt hơn.
- Tạo không gian ngủ thoải mái.
- Sắp xếp lại căn phòng ngăn nắp cũng là một cách tạo sự thoải mái trước khi vào giấc.
- Trước khi ngủ có thể mở cửa sổ hay cửa phòng cho thông thoáng không bị gò bó ngột ngạt.
- Sử dụng các phương pháp thư giãn.
- Ngồi thiền trước khi ngủ là cách giúp bạn thả lỏng tâm trí để dễ bước vào giấc ngủ 1 cách nhanh chóng.
Kết luận
Tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được là vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn gây ra những tác động tiêu cực đến tinh thần và chất lượng cuộc sống. Để khắc phục, việc thay đổi thói quen sinh hoạt, cải thiện môi trường ngủ. Sử dụng các phương pháp thư giãn như tập thể dục, yoga, và thiền là những giải pháp hiệu quả. Hãy chú trọng chăm sóc giấc ngủ để đảm bảo sức khỏe toàn diện và nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình.
Sức khỏe vô cùng quan trọng trong cuộc sống vậy nên hãy duy trì thói quen tốt. Cùng Pillcot tạo một lối sống lành mạnh nhé.